Newsletter

Lịch sử thù địch giữa Trung Quốc và tiền ảo

Đối với ai đã quá quen thuộc với tiền ảo thì đều biết mức độ thù địch của Trung Quốc đối với loại tiền tệ này lớn tới như thế nào. Quốc gia này đã giữ thái độ thù địch đó từ năm 2013 với lệnh cấm đầu tiên cho đến năm 2021 với việc cấm trao đổi và khai thác tiền ảo. Nhờ những lệnh cấm đó, Trung Quốc được biết tới như quốc gia ban hành nhiều lệnh cấm liên quan đến tiền ảo nhất thế giới. 

Ngân hàng bị cấm giao dịch tiền ảo vào 2013

Sự thù địch của Trung Quốc bắt đầu vào năm 2013 khi Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBoC) cùng với tất cả các bộ ban ngành của Trung Quốc đưa ra một thông báo nghiêm cấm các ngân hàng xử lý các giao dịch có liên quan tới Bitcoin. Vào thời điểm đó, Bitcoin bị xem là một “loại hàng hóa đặc biệt” và với thiếu sự hỗ trợ pháp lý nên không được coi như là một loại tiền tệ. Cụ thể hơn, lệnh cấm được ban hành do tại thời điểm đó, các loại tài sản ảo không được hỗ trợ bởi bất kỳ quốc gia hay cơ quan nhà nước nào. Đồng thời, PBoC vào thời điểm đó coi Bitcoin là một phương tiện tiền năng cho các hoạt động rửa tiền. 

Trung Quốc cấm hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO) vào 2017

Trong nỗ lực giải cứu đồng Nhân dân tệ đang suy yếu vào năm 2017, đồng thời để ngăn chặn dòng tiền chảy ra khỏi đất nước, Trung Quốc đã tiến hành điều tra các hoạt động của nhiều sàn tiền ảo tại quốc gia này. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục có quyết định về việc cấm các hoạt động chào bán tiền ảo lần đầu ra công chúng (ICO); tại thời điểm này, ICO được coi là phương pháp hiệu quả nhất giúp cho nhiều nhà phát triển huy động được vốn bằng cách phát hành và bán các mã token để tiếp tục phát triển dự án của mình. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa lại cho rằng hình thức ICO là một cơ chế gây quỹ trái pháp luật và cấm các nền tảng ICO gây quỹ, đồng thời yêu cầu tất cả số tiền có được từ hoạt động ICO phải được hoàn trả lại cho nhà đầu tư. Các nhà lập pháp nhận định rằng, hoạt động ICO sẽ đe dọa đến nền kinh tế của đất nước này và gây ra rất nhiều rủi ro và tại thời điểm đó, hầu như không có quy định nào để bảo vệ nhà đầu tư hay cá nhân nào tham gia vào hoạt động ICO. Để khắc phục hạn chế này, các nhà giao dịch tiền ảo Trung Quốc bắt đầu sử dụng các sàn giao dịch nước ngoài hoặc các nền tảng ngang hàng cho tất cả các hoạt động giao dịch của họ.

Hoạt động khai thác Bitcoin bị lọt vào tầm ngắm năm 2019

Vào 2019, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã coi khai thác Bitcoin là một ngành “không mong muốn” trong danh sách lĩnh vực được chính quyền địa phương khuyến khích, hạn chế hoặc loại bỏ và nằm trong một danh mục ngành nghề bị xem là gây ô nhiễm cao. Đúng như dự đoán, sự việc này đã gây ra mức độ hoảng loạn nhất định, vì một tỷ lệ đáng kể các giàn khai thác Bitcoin được sản xuất tại Trung Quốc. Ngoài ra, hơn một nửa công suất khai thác Bitcoin của thế giới được đặt tại Trung Quốc vì các nhà khai thác có thể tiếp cận được nguồn điện giá rẻ từ quốc gia này.

Khai thác và giao dịch tiền ảo chứng thức bị cấm vào 2021

Tháng 5 năm 2021, Hội đồng Nhà nước đã tăng cường các chính sách về tiền ảo lên gấp đôi so với trước đây bằng cách kêu gọi hạn chế khai thác và giao dịch tiền điện tử. Sau tuyên bố đó của Hội đồng Nhà nước, chính quyền các tỉnh bắt đầu chủ động thực hiện các biện pháp để xóa bỏ hoạt động khai thác tiền ảo. Các cơ quan quản lý Trung Quốc căn cứ vào tính chất tiêu tốn quá nhiều năng lượng của Bitcoin và cách nó gây ra những mối đe dọa cho môi trường của đất nước này làm nguyên nhân chính dẫn đến sự việc hạn chế. Kết quả là, các công ty khai thác bitcoin đã buộc phải đóng cửa vĩnh viễn hoặc chuyển sang các quốc gia thân thiện với tiền điện tử khác, vì khoảng 50% công suất khai thác bitcoin trên thế giới được tạo ra ở Trung Quốc trước hạn chế.

Và nếu như lệnh cấm khai thác vẫn là chưa đủ, Trung Quốc tiếp tục quyết định cấm hoàn toàn giao dịch tiền ảo vào tháng 9. Chi tiết có thể được liệt kê ra như: Tất cả các giao dịch tiền ảo (cả tiền ảo sang tiền pháp định và tiền ảo với tiền ảo) và đầu tư tiền ảo đều là bất hợp pháp, công dân Trung Quốc làm việc trong vai trò tiếp thị hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho các sàn giao dịch nước ngoài cũng sẽ phải đối mặt với việc bị truy tố pháp lý, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc sẽ tăng chi phí điện và ngăn không cho các công ty mới tham gia vào ngành khai thác tiền ảo.

Có thể thấy, không khó hiểu tại sao Trung Quốc lại có thái độ thù địch như vậy với tiền ảo, có thể là do những rủi ro mà tiền ảo có thể mang lại, nhưng cũng có thể là do những tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động khai thác tiền ảo. Nhưng vào thời điểm đó, với việc thiếu khung pháp lý, chúng ta cũng có thể dễ dàng kết luận đó là lý do hợp lý nhất cho việc thù địch của Trung Quốc với tiền ảo.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *